Sơn nước là gì? Những kiến thức cần biết về sơn nước

1. Sơn nước là gì?

Sơn nước (tiếng Anh là Water Paint) là một hỗn hợp đồng nhất bao gồm chất tạo màng, bột màu, bột độn, dung môi và một số phụ gia. Khi phủ lên bề mặt tạo thành một lớp kết dinh mỏng mục đích chính là trang trí và bảo vệ bề mặt vật chất.

Sơn nước là gì?

2. Thành phần chính của sơn nước

2.1. Chất tạo màng – kết dính (Binder)

  • Khái niệm: chất tạo màng là dung dịch nhũ tương của các sợi polyme có nhiệm vụ liên kết các hợp chất khác lại với nhau trong thành phần của sơn nước và tạo màng bám bề mặt. Yếu tố quyết định tính cơ lý của màng sơn.
  • Tính chất: có tính kết dính, độ bền cơ học, chống thấm nước và độ bóng.
  • Tỷ lệ chiếm: 10 – 60% thành phần.

2.2. Bột màu (Pigment)

  • Khái niệm: bột màu là những hạt mịn có màu sắc khác nhau, tạo cho màng sơn có màu sắc nhất định.
  • Tính chất: không hoà tan, phân tán trong chất tạo màng, nước và dung môi.
  • Tỷ lệ chiếm: 1 – 10% thành phần.
  • Có 2 loại bột màu:
    – Màu vô cơ (Màu tự nhiên): tone màu tối, độ phủ cao bền màu.
    – Màu hữu cơ (màu tổng hợp): tone màu tươi, độ phủ và bền màu không bằng màu vô cơ.

2.3. Bột độn (Extender)

  • Khái niệm: bột độn là vật liệu giúp hạ giá thành sơn nước, tăng cường một số tính chất của sản phẩm như độ bóng, độ mượt, độ cứng của máng sơn, hỗ trợ khả năng thi công, giúp kiểm soát độ lắng. Các loại bột độn thường dùng như: Calcium, Kaoline, Carbonate, Oxide titan, Talc.
  • Tính chất: không hoà tan, phân tán trong chất tạo màng, nước, dung môi.
  • Tỷ lệ chiếm: 30 – 50% thành phần.

2.4. Phụ gia sơn nước

  • Công dụng: phụ gia pha sơn giúp sơn đạt được độ đặc cần thiết và chống lắng khi bảo quản.
  • Tỷ lệ chiếm: 1-10% thành phần

2.5. Dung môi sơn nước

  • Khái niệm: dung môi pha sơn là dung dịch chuyên dụng để pha với sơn tạo độ nhớt phù hợp và làm tăng khối lượng phủ lên bề mặt. Thường dùng tạo độ loãng hoặc có thể bổ sung thêm các đặc tính khác cho sơn như chống thấm, chống rêu mốc, chống bám bẩn, độ khô sơn, chống oxy hoá và tạo độ bám bề mặt.
  • Tính chất: không hoà tan, phân tán trong chất tạo màng, nước và dung môi.
  • Tỷ lệ chiếm: 30-50% thành phần

3. Quy trình sản xuất sơn nước

Quy trình gồm 5 bước:

  • Ủ muối: là quá trình tất cả nguyên liệu như chất tạo màng, bột màu, bột độn, phụ gia và dung môi được đưa vào thùng ủ và khuất với tốc độ thấp. Ủ trong vài giờ để trở thành hỗn hợp nhão (Paste).
  • Nghiền sơn: là công đoạn đưa hỗn hợp nhão (paste) vào máy nghiền sơn nhằm tạo ra dung dịch sơn dạng lỏng mịn và nhuyễn theo yêu cầu. Tuỳ theo nhu cầu về độ nhớt mà chọn máy nghiền ngang hoặc đứng. Khi nghiền sử dụng nước lạnh (5-7 độ C) để đảm bảo hỗn hợp paste không bị nóng, hạn chế việc dung môi bay hơi ảnh hưởng xấu đến chất lượng.
  • Pha sơn: hỗn hợp nhão (paste) sau khi nghiền được chuyển sang bể pha nhằm bổ sung thêm chất tạo màng, dung môi và các chất phụ gia để tăng thêm các thuộc tính cần thiết.
  • Lọc sơn: là quá trình loại bỏ tạp chất như nước thải và cặn sơn. Khi hỗn hợp đạt độ đồng nhất yêu cầu thì chuyển sang giai đoạn cuối cùng là đóng gói thành phẩm.
  • Đóng gói thành phẩm: giai đoạn này có thể sử dụng dây chuyền tự động hoặc thủ công để đóng thùng sơn nước. Thùng sơn có nhiều dung tích khác nhau, thường được làm bằng nhựa hoặc kiem loại tùy theo từng công ty sản xuất sơn nước.

4. Cách bảo quản sơn nước

  • Sau khi sản xuất: thành phẩm được nhập vào kho chứa cẩn thận theo từng lô hàng. Kho chứa phải thoáng mát được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy vì nguy cơ cháy nổ rất cao với dung môi hữu cơ.
  • Sau khi sử dụng:
    – Để thùng sơn nước thẳng đứng trên bề mặt cân bằng.
    – Nắp thùng sơn đậy kín tránh bay hơi mất một số tính chất của sơn.
    – Bảo quản lưu trữ ở vị trí thoáng mát, tránh tiếp xúc nhiệt độ cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.